1. Thế nào là men vi sinh và men tiêu hóa?
Men vi sinh và men tiêu hóa đều bổ sung sự thiếu hụt của các thành phần trong hệ tiêu hóa. Giúp đường ruột vận hành trơn chu và giảm các triệu chứng rối loạn.
Men tiêu hóa (còn được biết đến là những enzym tiêu hóa) là protein sinh học. Có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phân cắt thức ăn từ cấu trúc phức tạp trở thành những cấu trúc đơn giản mà con người có thể hấp thu được. Enzym phân bố dọc theo ống tiêu hóa, như miệng, dạ dày, ruột non, …

Men vi sinh (hay còn được gọi là Lợi khuẩn) là những chế phẩm sinh học sống. Khi bổ sung một lượng đủ lớn sẽ tạo tác dụng có lợi cho cơ thể. Lợi khuẩn chiếm 85% số lượng vi khuẩn ở đường ruột con người.
Yếu tố quyết định men vi sinh lý tưởng cho sức khỏe con người
Là tế bào vi khuẩn còn sống cho đến khi sử dụng và tổn tại trong ruột. Để đáp ứng được tiêu chí này, men vi sinh cần có công nghệ nuôi cấy, tinh chế đặc biệt. Tránh hiện tượng nhiễm khuẩn chéo với vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển & bảo quản, lợi khuẩn phải có tỷ lệ sống sót cao. Nhiều chế phẩm men vi sinh khi đến tay người sử dụng chỉ là xác của vi khuẩn.
Phải ổn định khi đi qua môi trường axit dạ dày, axit mật, muối mật. Môi trường dịch vị, dịch mật là môi trường khắc nghiệt nhất trong cơ thể con người. Dịch vị mang môi trường axit mạnh, dịch mật lại có tính kiềm. Chính vì vậy, lợi khuẩn phải có cấu trúc bền vững vượt qua được hai môi trường trên, sống sót khi đến ruột.
Vi khuẩn phải có khả năng bám dính tốt trên niêm mạc ruột. Hiệu quả của lợi khuẩn càng lớn khi độ bám dính với niêm mạc ruột của chúng càng lớn. Hàng rào lợi khuẩn bám trên niêm mạc ruột ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của những vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, chúng kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động tăng sức đề kháng của cơ thể.
2. Ảnh hưởng của men vi sinh và men tiêu hóa đến hoạt động đường ruột của trẻ
Chính vì đặc điểm của men vi sinh và men tiêu hóa khác nhau, nên nhiệm vụ của chúng với hoạt động chức năng của đường ruột cũng rất khác nhau.
2.1. Vai trò của men tiêu hóa
Men tiêu hóa (enzym) được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại enzyme lại đảm nhận phân cắt một loại thức phẩm khác nhau. Như amylase phân cắt các loại đường, protease phân cắt đạm, lipase phân cắt các chất béo, lactase phân cắt các loại đường trong sữa. Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện hàng trăm loại enzym tiêu hóa khác nhau của cơ thể con người.

80% năng lượng trong cơ thể được sử dụng cho hoạt động tiêu hóa của con người. Khi trẻ ăn quá no, có quá nhiều dưỡng chất mà cơ thể không tiết đủ năng lượng và enzyme phân cắt. Trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, bụng chướng lên, cảm giác rất nặng nề.
Đối với một trẻ có sự phát triển hệ tiêu hóa bình thường, lượng enzym được tiết ra sẽ vừa đủ với nhu cầu của cơ thể. Nhưng với những em bé gặp khó khăn trong hệ tiêu hóa, lượng enzym sản xuất ít hơn nhu cầu thường ngày. Bé không thể dung nạp được thức ăn. Thức ăn không được phân cắt ứ ở bụng gây đầy chướng, khó thở.
2.2. Vai trò của men vi sinh
Men vi sinh (lợi khuẩn sống) giúp bổ sung các cư dân tự nhiên có trong đường ruột. Cơ thể không tự sản xuất được lợi khuẩn. Chúng có trong thức ăn tươi sống hàng ngày hoặc có trong sữa mẹ. Chính vì vậy, sữa mẹ dường như là nguồn bổ sung lợi khuẩn duy nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Lợi khuẩn là nhân tố quan trọng đóng góp tới 85% tỷ lệ vi khuẩn có trong đường ruột. Còn lại là 15 % vi khuẩn cơ hội, chúng sẽ nhân lên và gây hại cho cơ thể khi lượng lợi khuẩn suy giảm. Chính vì vậy, bảo đảm tỷ lệ lợi khuẩn cao trong đường tiêu hóa giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Nhờ đó giảm các rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
Bên cạnh chức năng ổn định hoạt động của ống tiêu hóa, men vi sinh còn duy trì hệ thống miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh. Lợi khuẩn vừa tạo hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch (80% tế bào miễn dịch nằm ở đường ruột), vừa kích thích tăng số lượng tế bào miễn dịch trưởng thành nhanh chóng sinh kháng thể.
Một lợi ích lớn của men vi sinh mà ít người biết đến, đó là khả năng sản xuất và hấp thu vitamin, kháng chất. Những nguyên tố vi lượng nhưng rất cần thiết đối với hoạt động phát triển trí não, thể chất của trẻ.
3. Nên bổ sung men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ như thế nào cho đúng?
Với tất cả những vai trò như trên, men vi sinh và men tiêu hóa có cách dùng rất khác nhau và cần được phân biệt rõ. Tránh dùng sai cách gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
3.1. Cách dùng của men tiêu hóa:
Do bổ sung enzym phân cắt thức ăn nên men tiêu hóa có ích khi trẻ đầy bụng, ăn không tiêu. Men tiêu hóa nên cho trẻ dùng sau bữa ăn, vì lúc này dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn.
Lưu ý rằng, men tiêu hóa chỉ dùng trong một thời gian ngắn. Trẻ không nên dùng men tiêu hóa lặp đi lặp lại trong vài tuần hay vài tháng. Và men tiêu hóa nên dùng theo chỉ định rõ ràng của bác sĩ. Khi trẻ được xác định thiếu enzym chức năng phân cắt thức ăn. Đối với từng loại thức ăn khó tiêu hóa sẽ có loại men tiêu hóa nhất định, không dùng chung chung.
Mặt khác, khi dùng dài ngày men tiêu hóa, hệ thống tuyến tiêu hóa trở nên kém nhạy bén. Bổ sung nguồn men tiêu hóa từ ngoài, dần dần cơ thể sẽ có xu hướng tiết ít enzym hơn. Trẻ bị phụ thuộc vào men tiêu hóa, nếu không bổ sung, thức ăn sẽ không tự tiêu hóa được.
3.2. Cách dùng men vi sinh
Trái ngược lại với men tiêu hóa, men vi sinh có thể bổ trong một thời gian dài nhiều tháng liên tục. Cơ thể con người không tự sản sinh các tế bào lợi khuẩn. Có thể bổ sung lợi khuẩn lâu dài không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Bên cạnh đó đảm bảo hoạt động đường ruột khỏe mạnh & tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Dùng men vi sinh cho các trường hợp trẻ có rối loạn tiêu hóa, do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, viêm ruột. Bên cạnh đó dùng men vi sinh cũng là cách giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Giảm tần suất sử dụng kháng sinh, giảm số lần thăm khám bác sĩ.
Như vậy, phân biệt rõ men vi sinh và men tiêu hóa giúp mẹ dùng đúng cách. Men vi sinh có thể bổ sung mỗi ngày trong thời gian dài. Trong khi đó men tiêu hóa chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ khi thiếu hụt các enzym giúp phân cắt thức ăn. Tuyệt đối không bổ sung men tiêu hóa dài ngày tránh đáp ứng ngược từ cơ thể.
Nguồn imiale.com