TÌM HIỂU VỀ CANH DƯỠNG SINH
Canh Dưỡng Sinh là một thức uống rất quen thuộc và nổi tiếng trong phương pháp thực dưỡng . Mặc dù tác dụng trị bệnh “thần diệu” của Canh Dưỡng Sinh đã được người phát minh ra nó – Thạch Lập Hòa chứng minh hơn 15 năm qua tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về khả năng chữa bá bệnh của loại nước rau củ đặc biệt này . Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau TÌM HIỂU VỀ CANH DƯỠNG SINH và phân tích về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của loại nước rau củ “thần thánh” này.
Canh Dưỡng Sinh là gì ?
Canh Dưỡng Sinh là một loại canh rau củ đặc biệt được làm từ 5 loại nguyên liệu là : Củ cải trắng, Lá củ cải trắng , củ cải đỏ, ngưu bàng , nấm đông cô. Canh dưỡng sinh được phát minh và giới thiệu bởi khoa học gia nổi tiếng người Nhật Thạch Lập Hòa nguyên là Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Y Hóa Học Phòng Ngừa Nhật Bản.
Bằng việc áp dụng phương pháp trị bệnh bằng Canh Dưỡng Sinh khoa học gia Thạch Lập Hòa đã giúp cho 25.000 người đã thoát những bệnh nan y một cách kì diệu như : ung thư, virus, gan , dạ dày , thận, tiểu đường ...
Với khả năng chữa bệnh thần kỳ này mà có một thời ở Nhật bản rộ lên phong trào dùng Canh dưỡng sinh để trị bệnh . Quyển sách “Canh Dưỡng Sinh” của ông Thạch Lập Hòa cũng được khắp nơi trên thế giới biết đến và dịch ra nhiều thứ tiếng.
Vào năm 2002 quyển sách đã được dịch sang tiếng Việt bởi dịch giả Trần Anh Kiệt ở Úc từ đó lan truyền đến nhiều cộng đồng người Việt ở nhiều quốc gia khác.

Hiện nay Canh Dưỡng Sinh vẫn được nhiều nhà thực dưỡng nổi tiếng sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ trị bệnh cho những người theo phương pháp thực dưỡng.
Theo Thực dưỡng Macrobiotic thì nếu muốn duy trì sức khỏe (hay muốn đảo ngược tình trạng suy thoái của cơ thể như: ung thư, tim mạch, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng, cao huyết áp, mất ngủ, thần kinh suy nhược, béo phì…) cơ thể chúng ta phải được quân bình âm dương, hay nói cách khác dịch thể máu huyết trong cơ thể chúng ta phải cần bằng giữa axit và kiềm.
Muốn duy trì sự cân bằng tuyệt hảo thì chúng ta phải tránh bớt hay loại hẳn (trong trường hợp bệnh nặng) những thực phẩm tạo ra nhiều axit như: gạo trắng (kể cả bún, mì, hủ tiếu, bánh kẹo, bánh tráng, bánh hỏi, bánh mì… làm bằng bột trắng); đường (kể cả trái cây chín), sữa, thịt, cá, trứng, bơ, phô mai, kem lạnh, rượu, cà phê, nước ngọt… các thức ăn uống đóng hộp, đóng chai có nhiều gia vị chế biến, hoá chất, chất bảo quản (preservative).
Theo các tài liệu Thực Dưỡng thì nếu dịch thể máu huyết của chúng ta có độ pH=7.32 – 7.44 thì đó là độ cân bằng tốt nhất giữa axit và kiềm; và ở độ này, lục phủ ngũ tạng của cơ thể ở trong tình trạng tuyệt hảo và nếu chúng ta có thể duy trì tình trạng này trong một thời gian dài thì cơ thể của chúng ta có thể đẩy lui tất cả các bệnh suy thoái và hệ thống miễn nhiễm của cơ thể đủ sức đương đầu với bất kỳ vật thể lạ nào xâm nhập cơ thể cho dù đó là vi trùng vi khuẩn, siêu vi khuẩn hay nấm.
Nếu dịch thể máu huyết có độ pH thấp, ví dụ như pH=7.0 thì dịch thể máu huyết bị chua (axit) và nếu dịch thể máu huyết có độ pH=6.9 thì cơ thể bị hôn mê; tuy-nhiên nếu dịch thể máu huyết có độ pH nằm giữa pH=6.9 và pH=7.00 thì tế bào lành mạnh bị đột biến để trở thành tế bào ung thư [xin xem thêm bài số 13 và 39 trong quyển Kính Vạn Hoa (còn có tên khác là Phổ Chiếu) của tác giả Herman Aihara].
Trong quyển “Thực phẩm Ngăn Ngừa Ung Thư” của Michio Kushi, ngoài các loại thực phẩm như gạo lứt, muối mè, rau củ… tác giả còn đề nghị bệnh nhân uống thêm súp rau củ gồm có: củ hành, bí đỏ, cà rốt, bắp cải… nhằm giúp cho bệnh nhân mau chóng bình phục vì tác giả tin rằng nước súp rau củ trên giúp cho dịch thể máu huyết sớm cân bằng axit và kiềm.